Làm Sao Phân Biệt Áp Xe Và Rò Hậu Môn?

  Áp xe rò hậu môn là 2 giai đoạn phát triển từ một quá trình bệnh lý, trong đó áp xe là giai đoạn cấp tính và rò hậu môn là giai đoạn mạn tính. Nếu ổ áp xe không xử lý sẽ dẫn đến rò hậu môn. Vậy làm sao để phân biệt áp xe và rò hậu môn?
Làm Sao Phân Biệt Áp Xe Và Rò Hậu Môn?

1. Ápxe và rò hậu môn là gì?

Áp xe hậu môn là kết quả của quá trình viêm nhiễm kéo dài mà không xử lý, dẫn đến tích tụ ổ mủ. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, dù trẻ sơ sinh hay người lớn. Song, không phải là bệnh lý gây nguy hiểm nhưng lại trực tiếp tạo ra không ít sự phiền toái, đau đớn cho bệnh nhân.

Trong khi đó, rò hậu môn lại là tình trạng xuất hiện đường hầm nối thông giữa thành ống hậu môn với da xung quanh hậu môn. Đa phần rò hậu môn đều do các ổ ápxe mà nên. Vì những ổ áp xe không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ để lại hậu quả chính là những đường rò trong, rò ngoài ống hậu môn.

2. Triệu chứng đặc trưng của bệnh áp xe rò hậu môn

Áp xe hậu môn dễ nhận biết hơn so với rò hậu môn. Đó chính là những cơn đau nhức khó chịu ở hậu môn, đặc biệt là khi ngồi hay mặc quần quá chật chội. Ngoài ra, còn có thể kèm theo máu hoặc dịch mủ khi đi ngoài, nhất là tình trạng bị táo bón – nó khiến phân trở nên cứng lại và chà sát mạnh vào nơi bị áp xe. Nếu ổ áp xe nằm sâu trong hậu môn, triệu chứng sẽ rõ ràng hơn như cơ thể mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh,…

Còn với rò hậu môn, bệnh thường có những biểu hiện đặc trưng như: quanh vùng hậu môn sẽ thấy nổi lên các ổ mủ, chảy dịch vàng đục – dịch này có mùi hôi khó chịu, khi mô sẽ đóng vảy trên miệng rò. Đặc biệt khi dịch mủ chảy sẽ gây ra các cơn ngứa ngáy, ẩm ướt đũng quần. Đôi khi còn kèm theo biểu hiện sốt cao, người mệt mỏi uể oải, rối loạn hormone,…

3. Cách chữa áp xe và rò hậu môn

Hầu hết các trường hợp bị áp xe và rò hậu môn đều được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng như kể trên. Các xét nghiệm hỗ trợ kèm theo như siêu âm, nội soi, chụp CT và MRI sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác hơn về vị trí của ổ áp xe và hướng đi của đường rò. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Một trong số các phương pháp điều trị áp xe và rò hậu môn như sau:

Để điều trị bệnh áp xe hậu môn tốt nhất là phẫu thuật để dẫn lưu dịch mủ ra ngoài. Phẫu thuật áp xe hậu môn sẽ được thực hiện bằng cách gây tê tại chỗ và bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, sau đó làm sạch ổ mủ. Nếu ổ áp xe lớn và nằm sâu thì cần phải phẫu thuật gây tê tủy sống hoặc gây mê để có thể loại bỏ dịch mủ triệt để.

Cách điều trị duy nhất cho bệnh rò hậu môn chính là phẫu thuật. Phẫu thuật rò hậu môn thường không có gì quá phức tạp nhưng đôi khi cũng có thể để lại biến chứng, vì thế mà đòi hỏi phải tiến hành nhiều nhiều lần và bác sỹ có tay nghề phẫu thuật dày dặn.

Những vết mổ trong hay ngoài ống hậu môn, sau đó đều sẽ được chuyển thành một đường để vết thương có thể hồi phục nhanh chóng và dễ dàng. Phần lớn thì những ca phẫu thuật rò hậu môn và áp xe hậu môn có thể được tiến hành cùng lúc.

4. Khả năng tái phát bệnh

Cả áp xe và rò hậu môn đều có nguy cơ tái phát sau khi phẫu thuật, nếu không điều trị không triệt để hoặc không chăm sóc đúng cách. Các dấu hiệu tái phát có thể xảy ra như chảy máu, nhiễm trùng, chảy mủ,…

Trên đây là một số thông tin để bạn dễ dàng phân biệt áp xe và rò hậu môn. Mọi thắc mắc về những vấn đề hậu môn trực tràng, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ tại đây để được hỗ trợ nhanh chóng.

Thực Tập Viên Asked on 2024-03-28 in Y Tế.
0 Answer(s)

Your Answer

Khi Đăng Câu Trả Lời, Là Bạn Đồng Ý Với Quyền Riêng TưĐiều Khoản Tại Cộng Đồng HoiDap1080.