Giang Mai Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Và Thai Nhi Sẽ Ra Sao?
– Sẩy thai: Nguy cơ này thường xuất hiện từ tháng 4 – 6 của thai kỳ. Xoắn khuẩn giang mai sẽ đi vào nhau thai, sau đó gây viêm động mạch và dẫn đến tắc động mạch. Từ đó, khiến nhau thai bị hoại tử và thai nhi không nhận được dinh dưỡng, dẫn đến sẩy thai.
– Sinh non: Các mẹ nhiễm bệnh giang mai khi mang thai sẽ có nguy cơ sinh non trong giai đoạn từ tháng 6 – tháng 8. Vì khi này, xoắn khuẩn gây bệnh đã xâm nhập vào đến nội tạng của thai nhi và bắt đầu tàn phá cơ thể. Từ đó, gây rò rỉ nước ối và dẫn đến sinh non.
– Lưu thai: Hiện tượng này thường xảy ra ở thai phụ gần đến tháng cuối thai kỳ, có thể trước sinh 1 hoặc 2 tháng, hoặc thai nhi chết trong quá trình sinh.
– Trẻ mắc dị tật bẩm sinh: Nếu mắc phải giang mai trong thai kỳ, trẻ được sinh ra có khả năng cao sẽ bị các dị tật bẩm sinh như mù lòa, câm điếc, chậm phát triển trí tuệ, khiếm khuyết tay chân hoặc bộ phần nào đó trên cơ thể,…
Ngoài ra, còn có trường hợp trẻ được sinh ra chưa có dấu hiệu bệnh. Sau khoảng vài tuần đến khoảng 3 tháng sau thì mới bắt đầu có các biểu hiện bất thường như khóc khàn tiếng, sốt phát ban, bỏ bú, vàng da,…
Đồng thời còn có các dấu hiệu bên trong như suy đa tạng, viêm thận, sưng lá lạch,… cũng chứng tỏ là trẻ đã nhiễm bệnh giang mai từ mẹ.
Vì vậy, nếu mắc giang mai khi mang thai, các mom cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa để hạn chế nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi theo sự chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Click tại đây để nhận phương án điều trị giang mai khi mang thai miễn phí.