Giang mai giai đoạn 3 có đặc điểm như thế nào?
Giang mai giai đoạn 3 có đặc điểm như thế nào?
Đa phần bệnh nhân đều phát hiện ra bệnh khi đã đến giai đoạn 3 vì những triệu chứng ban đầu không có xuất hiện rõ ràng khiến người bệnh thường bỏ qua. Việc nhận biết sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời là việc quan trọng nhằm mang đến kết quả điều trị cao nhất cho người nhiễm bệnh.
Đôi nét về giang mai giai đoạn 3
Giang mai là một trong số các bệnh xã hội phổ biến hiện nay, với con đường lây nhiễm chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Được gây ra bởi một loại xoắn khuẩn tên là Treponema Pallidum.
Khi xuất hiện những vết loét, trầy xước nhẹ là những dấu hiệu nhận biết giang mai giai đoạn 1 đầu tiên. Tuy nhiên, do chúng không hề gây ra cảm giác khó chịu nào nên nhiều người thường bỏ qua và làm tưởng rằng nó với một căn bệnh da liễu khác.
Nếu như không có sự hỗ trợ nào từ y tế, bệnh có thể chuyển đến giang mai giai đoạn 3 và gây ra những biến chứng bệnh giang mai làm đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Giang mai giai đoạn 3 chính là thời kỳ cuối cùng của bệnh, thường xảy ra sau hàng chục năm mắc bệnh. Đa phần mọi người khi nhiễm bệnh giang mai giai đoạn 3 thường bị tác động nặng nề đến hệ thống thần kinh não bộ, tim mạch và nhiều cơ quan quan trọng khác trong cơ thể, thậm chí có thể tử vong.
Giang mai giai đoạn 3 có đặc điểm như thế nào?
So với thời kỳ 1, 2 thì giang mai có đặc điểm rất mờ nhạt và không gây ra bất kỳ tổn thương nào. Thế nhưng, khi bước vào giang mai giai đoạn 3, các xoắn khuẩn bắt đầu ăn sâu vào cơ thể và phá huy các cơ quan quan trọng như nội tạng, não và cả xương khớp.
Những vết loét có xu hướng viêm và lan ra diện rộng, trở thành những tổn thương không thể nào hồi phục. Cứ như vậy cho đến khi bệnh không thể cứu chữa được.
Theo nhiều tài liệu y khoa, bệnh giang mai giai đoạn 3 thường xuất hiện các triệu chứng vào năm thứ 3 cho đến 10, thậm chí 30 năm sau. Cụ thể, giang mai giai đoạn 3 có những đặc điểm như thế nào?
Giang mai củ
Là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất khi bước vào giai đoạn này. Những củ giang mai này có kích thước nhỏ, hình dạng tròn với đường kính khoảng 1cm, có màu đỏ hồng và hơi lồi lên trên niêm mạc da. Chúng có thể xuất hiện mọi nơi trên khắp cơ thể, nhất là tay, chân và lưng, một số trường hợp chúng sẽ xuất hiện trên mặt và tập trung lại tạo thành một mảng lớn.
Bề mặt của những ổ giang mai củ thường gom lại, khô và bong tróc như vảy nến. Tuy nhiên, chúng cũng không gây ra những sự đau đớn khó chịu mà chỉ để lại những vết sẹo kém thẩm mỹ cho người bệnh
Gôm giang mai
Ở thời kỳ khởi phát, gôm giang mai có cấu tạo là một khối tròn, cứng tạo ra ranh giới phân chia rõ ràng với các vùng niêm mạc da xung quanh khu vực đó. Theo thời gian, chúng sẽ mềm đi và tiết ra chất dịch như mủ, tạo ra một gôm giang mai có bề mặt nông tròng, dày và đỏ tấy. Khi mủ gôm khô đi sẽ tạo thành các vết sẹo rất kém thẩm mỹ.
Gôm giang mai thường xuất hiện ở thường vị trí phổ biến như mặt, môi, má, da đầu, lưỡi, vòm họng, mông, đùi, chân và cơ quan dinh dục.
Giang mai tim mạch
Nếu không có biện pháp chữa trị nào, các xoắn khuẩn giang mai có khả năng sẽ tấn công vào tim mạch và gây ra những thương tổn không đáng có. Lúc này, có thể xác định tình trạng bệnh đã phơi nhiễm ít nhất 10 năm hoặc thậm chí là 40 năm.
Giang mai tim mạch luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là động mạch chủ. Khi chúng chỉ xuất hiện những triệu chứng lâm sàn như một vấn đề tim mạch phổ biến.
Nếu bệnh tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn, người bệnh có hiện tượng bị suy tim do van động mạch chủ bị hở. Chỉ khi khám chuyên sâu, bác sĩ mới có thể nghe thấy âm thanh của động mạch chủ đang thở.
Huyết áp khi này không ổn định, lúc thấp, lúc cao. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, lượng máu chảy ngược vào động mạch sẽ gây áp lực lớn lên thành và làm động mạch giãn rộng hơn. Nguy cơ bệnh nhân tử vong gần như rất cao do vỡ động mạch.
Giang mai thần kinh
Thường xảy ra ở vùng tủy sống, các xoắn khuẩn sẽ ăn sâu vào tủy, gây ảnh hưởng đến thần kinh não bộ của bệnh nhân. Một số bệnh lý có thể xảy ra như viêm màng não, viêm não hay viêm tủy. Tuy nhiên, hình thức này thường đến muộn, khoảng sau 10 – 20 năm sau khi mắc bệnh.
Giang mai thần kinh không chỉ gây ra những cơn đau đầu dai dẳng mà còn khiến cơ thể yếu ớt, thể lực cơ bắp giảm đi đáng kể và rối loạn chức năng tiểu tiện cũng như tình dục. Đôi khi gây ra chứng rối loạn tâm thần khiến người bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh thần kinh khác.
Phương pháp chuẩn đoán và điều trị bệnh giang mai giai đoạn 3
Phương pháp chuẩn đoán
Cách tốt nhất để tìm ra bệnh giang mai đã đến thời kỳ 3 hay chưa, bác sĩ sẽ căn cứ vào những dấu hiệu bên ngoài và bên trong cơ thể. Đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu huyết thanh để làm các xét nghiệm, phân tích xem vùng tổn thương đó là do bệnh giang mai hay là bệnh lý nào khác.
Phương pháp hỗ trợ điều trị
Nếu bệnh đã đến giang mai giai đoạn 3, bệnh nhân cũng không cần phải lo lắng vì vẫn còn khả năng cứu chữa được. Lúc này, bệnh nhân sẽ được áp dụng thuốc kháng sinh Penicillin bằng đường uống hoặc tiêm. Đây là loại thuốc đặc hiệu hỗ trợ điều trị bệnh giang mai rất phổ biến, mang đến kết quả khả quan nhất.
Trong thời gian chữa trị, bệnh nhân cần kiêng quan hệ cho đến khi hồi phục và tạo ra đời sống sinh hoạt khoa học như vận động thể thao, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng như kiêng khem các chất kích thích,…
Đồng thời, bệnh nhân cần phải thông báo cho bạn tình để họ được biết và được làm xét nghiệm cũng như chữa trị nhằm mang đến hiệu quả tối đa, ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.
Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ là một địa chỉ đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động khám và điều trị các bệnh xã hội, bao gồm bệnh giang mai. Với trình độ chuyên môn và 30 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh của mình, đội ngũ Y – Bác của Phượng Đỏ có thể hỗ trợ bạn khắc phục bệnh lý dù ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh.
Hoặc nếu có nghi ngờ bản thân đã mắc phải bệnh giang mai, bạn đọc có thể gọi về Hotline 0225 8831 239 và gặp đội ngũ chuyên gia của Phượng Đỏ để nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ về tình trạng của mình cũng như đặt lịch thăm khám Online.